App chứng khoán phái sinh nào tốt, an toàn, uy tín cho nhà đầu tư?
Dạo gần đây số lượng anh em nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến chứng khoán phái sinh có xu hướng tăng. Cú nhận được khác nhiều tin nhắn quan Fanpage cũng như các kênh của mình. Đặc biệt là về việc chia sẻ kinh nghiệm chơi chứng khoán phái sinh. Cũng như review một số app để đầu tư chứng khoán phái sinh hiệu quả. Vì vậy, anh em cùng Cú tìm hiểu kỹ hơn, chi tiết hơn qua bài viết này nhé.
Bài viết khá dài vì cung cấp lượng thông tin và kiến thức lớn. Nếu phần nào anh em đã nắm rõ thì có thể chuyển tiếp qua phần mới. Hoặc lưu bài viết về để thuận tiện cho việc nghiên cứu và thực hành.
Mở đầu
Trong bài viết này Cú sẽ review cho anh em app giao dịch chứng khoán phái sinh nào hiệu quả nhất. Tất cả đều dựa trên những chơi chứng khoán phái sinh của bản thân. Nhất là sau khi sử dụng 5-6 app phổ biến trên thị trường như Cú đã trình bày. Cụ thể là từ 2018 đến nay, bởi vì trước đó hầu như không có app. Mà mọi người giao dịch chứng khoán phái sinh trực tiếp trên web là chính.
Trong đánh giá của Cú hầu hết sẽ dựa trên:
- Tốc độ giao dịch chứng khoán phái sinh
- Sự tiện lợi khi trải nghiệm các dịch vụ trên app chứng khoán
- Cách Cú đã thống kê hiệu quả của tài khoản khi giao dịch chứng khoán phái sinh
Để anh em dễ hiểu và dễ hình dung hơn, Cú sẽ review app chứng khoán phái sinh qua 6 phần cụ thể. Tương đương với đó là 6 yếu tố quan trọng. Gắn với đó là điều kiện hay tính năng thực tế khi trải nghiệm, sử dụng app. Để từ đó anh em có thể đánh giá một cách khách quan nhất.
Khái niệm chứng khoán phái sinh là gì?
Như anh em đã biết, chứng khoán bao gồm 04 loại. Đó là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán phái sinh.
Trong bài viết Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z Cú từng đề cập về 4 loại chứng khoán. Trong đó có đề cập đến chứng khoán phái sinh là gì. Được giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu. Đi kèm với đó là ví dụ về chứng khoán phái sinh.
Nếu anh em nào chưa đọc, có thể bấm vào link Cú gắn ở đây. Để tham khảo những kiến thức, khái niệm căn bản nhất trong chứng khoán.
Phần 1: Hướng dẫn cách mở tài khoản và chuyển tiền để giao dịch chứng khoán phái sinh
Phần này chúng ta sẽ nói về cách mở tài khoản và nộp – rút tiền chứng khoán phái sinh. Cụ thể Cú sẽ hướng dẫn trên app TCBS của ngân hàng Techcombank.
Nếu chưa có tài khoản, anh em có thể mở tài khoản miễn phí hoàn toàn online qua app TCBS. Cú đã trải nghiệm nhiều app chứng khoán thì thấy em này khá nhiều tiện ích. Đồng thời cũng dễ dàng sử dụng nên anh em có thể yên tâm trải nghiệm.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng: 105C912839
1.1. Hướng dẫn mở tài khoản trên app giao dịch chứng khoán phái sinh
Khi anh em bấm vào link thì sẽ hiện ra một đường link để anh em điền thông tin.
Anh em chỉ cần nhập thông tin cơ bản như:
– Họ tên
– Điện thoại di động
– Email cá nhân
Sau đó xác minh bằng cách quay video khuôn mặt. Cuối cùng up kèm chứng minh thư hoặc căn cước công dân. Chờ xác minh là hoàn thành bước mở tài khoản online trên app TCBS.
Thông thường chỉ mất khoảng 3 ngày làm việc là công ty sẽ xác minh tài khoản cho anh em. Khi đó có thể trải nghiệm và giao dịch trên app. Bao gồm cả check bảng giá chứng khoán phái sinh và giao dịch mua/bán.
1.2. Nộp tiền để giao dịch chứng khoán phái sinh
1.2.1. Giới thiệu
Anh em hình dung trên app sẽ có nhiều mục được chia nhỏ ra như hình Cú minh học dưới đây:
Tức là app sẽ chia sẻ ra thành các tài khoản khác nhau dưới sự quản lý của tài khoản mẹ. Tài khoản con chính là các danh mục đầu tư của anh em. Ký quỹ, trái phiếu, chứng khoán phái sinh,…
Tại sao lại có nhiều tài khoản riêng như vậy. Bởi vì mỗi nhà đầu tư có một trường phái giao dịch khác nhau.
– Có ông chuyên mua chứng khoán không bao giờ dùng vốn vay, cứ có tích sản, bỏ tiền vào là mua.
– Có người đầu tư dài hạn, tích sản 5-10 năm.
– Có người thích lướt sóng, đầu tư long/short chứng khoán phái sinh,…
Vậy nên với mỗi tài khoản như vậy, chúng ta chỉ cần nộp tiền vào, chuyển tiền từ tài khoản con sang nhau,… Để có sự tách bạch giữa các tài khoản.
Vừa giúp quản lý hiệu quả của từng tài khoản, vừa đảm bảo an toàn.
Quay trở lại với chứng khoán phái sinh. Việc có tài khoản riêng như vậy sẽ hữu ích cho anh em khi đầu tư. Chẳng hạn như khi chúng ta quản lý chưa tốt, chỉ muốn đánh 10 hợp đồng nhưng thấy tài khoản còn dư nợ. Rồi chơi một phát full margin 50 hợp đồng thì chỉ có choáng với mệt mỏi thôi. Vì không thể điều khiển hay kiểm soát kịp.
1.2.2. Cách chuyển tiền vào tài khoản
Trong app, anh em có thể check phần menu sẽ hiện mục giao dịch chứng khoán phái sinh. Anh em bấm vào mục Tiền góc trái phía trên như hình ảnh Cú minh họa.
Sau đó chọn Chuyển tiền trong mục chứng khoán phái sinh. Và nộp tiền ký quỹ vào tài khoản phái sinh.
Nhớ rằng, chúng ta sẽ có một thao tác là nộp tiền vào VSD như hình Cú minh họa. Vì sao phải có thao tác này?
Tiền trong tài khoản phái sinh là của chúng ta. Nhưng nếu muốn giao dịch chứng khoán phái sinh được thì phải nộp tiền vào Trung tâm lưu ký (VSD). Mục đích là để trung tâm lưu ký cho phép chúng ta thực hiện lệnh.
Và đương nhiên hàng cuối ngày anh em có thể rút tiền về.Tức là nộp tiền vào rút tiền ra vào cuối ngày dễ dàng.
1.2.3. Bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh
Sau khi nộp tiền theo hướng dẫn của Cú, anh em có thể bắt đầu giao dịch. Nhớ rằng 1 hợp đồng phái sinh hiện nay rơi vào khoảng 25 triệu/hợp đồng. Vì vậy nếu anh em muốn bán/mua khoảng 10 hợp đồng thì sẽ bỏ vào khoảng 250 triệu.
Tuy nhiên với kinh nghiệm của Cú thì anh em nên cho nhiều hơn 1 chút. Có thể là khoảng 30 triệu/hợp đồng. Để trong trường hợp những lệnh đầu khi chưa quen giao dịch thì có thể cắt lỗ/chốt lời thoải mái hơn. Hay vẫn còn cơ hội để xử lý tài khoản nếu lỡ đánh rơi nhịp nào đó thì còn cơ hội xử lý.
1.2.4. Bảng giá chứng khoán phái sinh
Đây chính là bảng giá chứng khoán phái sinh. Ở phần này anh em lưu ý tỷ lệ Ký quỹ được note ngay phần dưới mục Lệnh thường như hình minh họa. Ví dụ như tỷ lệ ký quỹ trong tài khoản này đang là 69.54%. Mà anh em đang cần 25 triệu/hợp đồng giao dịch chứng khoán phái sinh. Tức tương ứng với nó tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 13%.
Còn nếu như tỷ lệ ký quỹ của anh em tăng lên đến là 80% thì sao? Thì anh em cần bổ sung thêm tiền. Còn nếu không khả năng cao tài khoản của anh em sẽ bị công ty chứng khoán bán tài sản.
Còn nếu tỷ lệ này lên đến 90% thì tự động call margin rồi. Tiền trong tài khoản anh em bị lỗ và tỷ lệ cảnh báo đạt đến 90% thì sẽ bị bán. Và đương nhiên công ty chứng khoán sẽ tự bán của anh em chứ không chờ đến lúc anh em tự đặt lệnh bán. Vậy nên khi giao dịch chứng khoán phái sinh cần chú ý Tỷ lệ ký quỹ khi sử dụng ký quỹ nhé.
Phần này cũng hết sức quan trọng để chúng ta lựa chọn điểm vào ra phù hợp. Chứ không phải lúc nào chúng ta cũng có thể mua đi bán lại liên tục được.
Phần 2: Hướng dẫn đặt lệnh thường chứng khoán phái sinh và 3 ưu điểm quan trọng
Khi trải nghiệm giao dịch chứng khoán phái sinh trên app TCBS Cú thấy có 3 lệnh rất hay. Cú nghĩ sẽ giúp ích cho chúng ta khá nhiều. Đặc biệt là khi cần xử lý những thời điểm thị trường biến động nhanh. Và chúng ta bị lỡ nhịp.
Chẳng hạn như đang Long (Mua lên) thì đùng 1 phát nghe tin ông em trong Ủy ban chứng khoán phím. Vậy thì bây giờ làm thế nào? Có thể đặt lệnh nhanh để chuyển trạng thái hay không? Điều này thực sự quan trọng trong giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy trong phần này Cú sẽ chỉ anh em 3 cách đặt lệnh để anh em áp dụng một cách hiệu quả.
2.1. Hướng dẫn đặt lệnh chứng khoán phái sinh
Đầu tiên là đặt lệnh, anh em sẽ chọn khối lượng đặt. Anh em chỉ cần bấm vào mục Khối lượng như trong hình sẽ tự động hiện ra 1-5-10-15-20-30. Bấm vào đó sẽ ra luôn khối lượng.
Tiếp theo anh em sẽ bấm vào mũi tên sang phải như trong hình. Khi đó sẽ hiện ra chi tiết từng mã hợp đồng anh em quan tâm kèm biểu đồ của hợp đồng phái sinh trong phiên.
Phần này chính là tích hợp của Trading View. Ở đây anh em có thể bổ sung các đồ thị, đường hỗ trợ mà anh em muốn,… Để hỗ trợ việc giao dịch chứng khoán phái sinh và phân tích thuận tiện hơn. Đây cũng là phần Cú hay sử dụng nhất khi muốn lướt phái sinh trong phiên.
2.2. Lệnh thường trong chứng khoán phái sinh
Về phần lệnh thường trong chứng khoán phái sinh anh em cần lưu ý vài điểm sau.
– Thứ nhất là lệnh LO, viết tắt của Limited Order, tức là lệnh giới hạn. Chúng ta sẽ chủ động nhập giá vào. Ví dụ như đang hiển thị giá 1324.5 là giá đang khớp, nếu muốn rẻ anh em có thể đặt mua 1324.2. Đấy chính là lệnh LO, còn bán thì chúng ta sẽ bán thấp hơn giá này.
– Lệnh ATO (At the open) và ATC (At the close) tức là giá đóng cửa và giá mở cửa. ATC là chúng ta sẽ mua/bán với mọi mức giá tại thời điểm đóng cửa. ATO cũng vậy nhưng tại mức giá mở cửa.
– Lệnh MOK (Match or Kill), một là mua được, còn không khớp là hủy lệnh. Ví dụ như thị trường đang giao dịch với khối lượng khoảng 30 hợp đồng. Anh em muốn quét lệnh lên mua 100 hợp đồng giá 1324. Khi đó anh em sẽ nhập MOK 100. Khi đó nếu MOK chỉ khớp được 30 hợp đồng thôi thì sẽ hủy hết. Còn nếu mua đủ 100 thì mới khớp.
– Lệnh MAK (Match and Kill) hơi khác một chút so với MOK. Vẫn với ví dụ trên, chúng ta có 30 hợp đồng đang dư bán. Chúng ta mua theo lệnh MAK, nếu đặt lệnh mua 100 thì vẫn khớp 30 hợp đồng kia. Nhưng phần còn lại sẽ hủy đi. Tức là khớp phần 30 còn 70 thì hủy.
– Lệnh MTL (Market to limit) là lệnh thị trường nhưng có giới hạn. Tức là khớp với mọi giá, những phần còn lại sẽ chuyển thành giá chờ.
Quay lại với ví dụ 30 hợp đồng, nếu anh em đang dư bán giá 1324.5 nhưng lại nhảy lên mua. Khi đó trong trường hợp không có ai bán, chỉ mỗi một ông bán 30 hợp đồng với giá 1324.5 thì sẽ khớp 30 hợp đồng đó. 70 hợp đồng còn lại chuyển thành dư mua ở giá 1324.5. Tức là khớp xong vẫn chờ. Còn như MOK hay MAK thì khớp xong vẫn mất, không còn thấy dư mua, dư bán gì nữa.
Bản thân Cú sử dụng nhiều nhất vẫn là lệnh LO, ATO và ATC. Và rất hiếm khi sử dụng đến lệnh MOK, MAK hay MTL. Trừ khi MTL trong trường hợp Cú muốn thoát trạng thái thì mới sử dụng.
2.3. Đảo trạng thái và đóng trạng thái trong giao dịch phái sinh
Một phần nữa mà Cú khá thích đó là phần đảo/đóng trạng thái trong giao dịch phái sinh. Chính là 3 lựa chọn chỗ mục L50 như hình Cú để minh họa cho anh em dễ hình dung.
3 options này giúp chúng ta có thể đóng trạng thái, đảo trạng thái hoặc thoát ra khỏi giá hòa vốn.
Tại sao lại vậy?
– Đóng vị thế: Ví dụ anh em đang Long 50 hợp đồng và cảm thấy thị trường có xu hướng xấu. Anh em có thể chọn đóng vị thế. Khi đó sẽ hiển thị câu hỏi xác nhận anh em có thực sự muốn khớp hay không. Nếu khớp sẽ hủy toàn bộ các lệnh đang tồn tại, đang còn treo. Sau đó sẽ close cho anh em và thoát ra với giá thị trường.
– Đảo vị thế: Anh em nhận thấy tín hiệu thị trường đang quá xấu và mua nhầm lên nên chọn bán 50 hợp đồng. Khi đó anh em sẽ chọn đảo vị thế, tức là sẽ bán ngược lại với 50 hợp đồng. Đang long 50 hợp đồng, thấy lỗ, đảo lại bán 50 hợp đồng. Trong trường hợp này có người gỡ lại được nhưng có người cũng mất luôn.
Bản thân Cú thấy những sóng lớn kiểu như Breakout thì rất hợp với kiểu đánh này. Còn những sóng nhỏ, mua đúng kháng cự, bán xuống bán đúng hỗ trợ thì chỉ có lỗ. Vậy nên đảo vị thế có thể rất hay nhưng chúng ta phải chọn đúng thời điểm và với khối lượng vừa phải. Còn nếu không cứ đóng và đảo vị thế liên tục thì chỉ có hết tiền thôi. Anh em lưu ý nhé.
– Đóng tại giá hòa vốn: Trường hợp này là khi thấy không có cơ hội, muốn bảo toàn tiền và rút ra, đợi cơ hội mới. Giá hòa vốn là gì? Là giá ban đầu, đầu phiên chúng ta mua.
=> Đây chính là 3 tính năng mà Cú đánh giá là ưu việt dành cho anh em. Nhất là khi muốn lướt sóng, đầu cơ, Long/Short phái sinh để kiếm tiền ngắn hạn. Vậy nên có đánh giá khá cao, giúp chúng ta có một cách thức giao dịch nhanh. Miễn là chúng ta hiểu bản thân đang làm gì và muốn gì.
Còn nếu anh em chưa hiểu rõ bản thân muốn gì thì cần phải thận trọng hơn với những cách thức giao dịch này nhé. Đặc biệt về tốc độ giao dịch ở đây thì Cú rất hiếm khi thấy bị lag hay đơ. Vậy nên anh em có thể tham khảo trong quá trình trải nghiệm app chứng khoán phái sinh.
Phần 3: Các lệnh khác – Lệnh điều kiện thường dùng khi giao dịch trên app chứng khoán phái sinh
3.1. Lệnh Trailing Stop trong chứng khoán phái sinh
Đây là một trong những lệnh mà Cú khuyến khích anh em nên học dùng. Trong Khóa học chứng khoán phái sinh của Cú cũng đã đề cập khá nhiều về nó. Đầu tư phái sinh hơn nhau là ở tính kỷ luật, gồng lãi và chốt lời.
Còn về đoán đúng, đoán sai thì tỷ lệ thường không chênh nhau nhiều. Bản thân Cú cũng sai rất nhiều lần nhưng có một điểm khác. Đó là Cú rất tôn trọng tính kỷ luật khi đầu tư chứng khoán phái sinh.
Nhờ vậy mà gồng lãi tốt và cắt lỗ cũng khá nhanh. Vậy nên mới tồn tại được. Chứ còn chỉ phụ thuộc vào việc dự đoán thị trường hoàn toàn rất khó.
Quay trở lại với Lệnh Trailing Stop, nó giúp anh em gồng lãi tốt là vì. Ví dụ anh em đang mua lên là 1327 và đánh giá thị trường sẽ lên ngon. Thì anh em sẽ làm gì? Làm một việc là đặt lệnh bán cùng khối lượng như vậy nhưng với biên trượt là 5 giá. Trong trường hợp chúng ta muốn 5 giá là sẽ cắt lỗ.
Trong trường hợp nó rớt giá từ 1327 xuống còn 1322 thì lệnh tự động cắt. Nhưng nếu lệnh của nó phi lên 1350 thì lập tức giá cắt lỗ nó phi lên 1345. Tức là bằng giá thị trường trừ đi biên trượt là 5 đó.
Chính vì vậy trong trường hợp nếu nó rớt trở lại với 1345 là tự động cắt. Khi đó anh em sẽ bảo vệ được phần lãi, xem như bị lỗ 5 giá so với đỉnh như lãi 18 giá so với giá vốn là 1327.
Nghệ thuật kéo dãn biên trượt cũng là một trong những kỹ năng chúng ta cần phải học. Nhưng TCBS đã cho chúng ta một công cụ gồng lãi/lỗ khá tuyệt vời.
Hoặc anh em muốn gồng lãi khi short cũng vậy. Đang ở mức giá 1327, bán 30 hợp đồng rồi những nhỡ đâu thị trường giật lại lên trên 5 điểm thì sao? Thì short xong chúng ta có thể đặt 1 lệnh Long Trailing Stop ở trên. Nếu giá xuống còn 1250 thì lệnh Long cũng tự động kéo xuống là 1255. Và khi giá giật trở lại 5 giá thì chúng ta sẽ tự động chốt lời.
Vì vậy mà Cú thấy lệnh Trailing Stop này rất hay. Nó giúp chúng ta vừa lì được, nhưng cũng vừa bảo vệ và kỷ luật được.
Nhưng điểm khó nhất của nó là phải hiểu được biên giá và đánh giá được mức độ giao động của thị trường. Vì trong thời điểm thị trường bình ổn, nhiều khi chúng ta đặt biên trượt khoảng 3-5 giá là ok. Nhưng có những thời điểm biên trượt phải lên đến 10-15 giá mới là ok.
Một điểm nữa là mỗi từ khóa trên TCBS đều có giải thích khái niệm chi tiết. Anh em có thể bấm vào chữ i 1 bên từ khóa để đọc thêm về cách giải thích Trailing Stop. Cũng như các khái niệm khác nhé!
3.2. Lệnh Stop Order trong chứng khoán phái sinh
Lệnh tiếp theo Cú muốn nhắc tới là Stop Order. Đây là lệnh chờ mua hoặc chờ bán. Có nghĩa là đến giá đó mới kích hoạt. Ví dụ như 1325 là 2 đáy của thị trường. Chúng ta tính rằng nếu nó rớt xuống qua 1320 thì có thể đâm xuống 1300. Vì vậy đặt một lệnh điều kiện nếu giá thị trường rớt xuống 1320, phá vỡ đường hỗ trợ thì chấp nhận bán với giá 1318.
Ngược lại nếu chỉ số này vượt qua 1350, phá vỡ vùng kháng cự. Cộng với cả xu hướng, thông tin vĩ mô ngon thì anh em có thể mua với giá 1351.2. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi nó đã đạt đến 1350 mà anh em mới phi vào đặt lệnh thì khả năng cao là không kịp.
Thường khi breakout khỏi vùng kháng cự thì nó sẽ phi khoảng 5-7 giá, 9-10 giá cũng có. Vậy nên chúng ta sẽ làm một lệnh là tự động đặt luôn. Tự động khớp ở 1351.2, mua hẳn cao hơn 1 giá. Miễn là nó ăn chắc hoặc theo trend đó.
Vậy nên, tính toán xong là cứ thả lệnh thay vì phải ngồi soi hợp đồng, soi thị trường. Cũng là một cách giúp anh em có kỷ luật để chiến đấu.
3.3. Lệnh Thường và Stoploss/Take Profit
Lệnh thứ 3 là lệnh Thường và Stoploss/Take Profit. Tức là anh em đặt lệnh mua lên hoặc bán xuống. Nhưng tính luôn, lỗ 5 giá là cắt hay lãi 15-20 giá là chốt lời.
Hoặc ít nhất là chúng ta đặt Stop Loss. Ví dụ anh em mua 1323.2 nhưng nếu lỗ 5 giá thì cắt luôn. Còn nếu lãi thì khoảng 15 giá là dừng.
Nhưng cũng chú ý là đôi khi thị trường không có thanh khoản thì những lệnh điều kiện này cũng không khớp được. Vậy nên chúng ta cũng cần phải review.
Thị trường không có thanh khoản là như thế nào? Là lúc đấy anh em mua 1323 và bị rớt xuống 1318.2 thì cắt. Nhưng tại thời điểm lệnh này phi vào hệ thống thì trên cả thị trường không có thanh khoản. Tức là không có ông nào mua của anh em cả, thì tất nhiên sẽ không khớp được lệnh.
Vì vậy đâu đó ít nhiều cũng có tỷ lệ rủi ro như thế. Nhưng anh em phải hình dung rằng nó luôn luôn tồn tại để có thể quản trị lệnh thật tốt khi chơi chứng khoán phái sinh.
Còn nếu đến lúc đó anh em không khớp được lại mất tâm lý thì còn rủi ro hơn. Vậy nên việc không khớp được mặc dù đã đặt lệnh tự động là rất bình thường, anh em phải lường trước. Bởi vì thời điểm đó thanh khoản thị trường chỉ đến thế và không có ai mua thì chịu, đúng không?
Đấy chính là lý do dù đây là công cụ tự động nhưng nếu đặt ở vùng giá nhạy cảm quá thì cũng rất khó khớp. Thế nên anh em cũng cần lưu ý điểm này khi sử dụng các công cụ này nhé.
3.3. Lệnh Thường và Arbitrage
Cuối cùng là lệnh Thường và Arbitrage. Lệnh này Cú chưa khuyến khích anh em sử dụng nhiều. Bởi vì sao?
Vì nó sẽ đưa ra một lý thuyết là chúng ta khai thác sự chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai như VN30 1 tháng và những hợp đồng tương lai khác. Hoặc là một loại tài sản khác như chứng chỉ quỹ VN30. Do đó Cú thấy khá rủi ro, phụ thuộc vào thanh khoản và thị trường khá nhiều. Chúng ta chưa nên sử dụng loại lệnh này.
Còn chi tiết nếu anh em nào có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn thì có thể inbox về Fanpage cho Cú. Hoặc Cú sẽ tổng hợp câu hỏi và có một bài viết dành riêng cho phần này.
Phần 4: Những điều cần biết về phí giao dịch chứng khoán phái sinh
Phí giao dịch chứng khoán phái sinh trên app TCBS không có sự chênh lệch nhiều so với các app khác.
4.1. Phí giao dịch tại TCBS
– Phí giao dịch của công ty ở mức khá thấp, 1 nghìn đồng/hợp đồng.
Đặc biệt là hay có chương trình tặng iXu cũng như miễn phí giao dịch của TCBS. Phần này bản thân Cú đánh giá cao bên này.
4.2. Phí trả Sở giao dịch chứng khoán
– Thứ 2 là phí trả Sở giao dịch chứng khoán. Mỗi một hợp đồng chứng khoán phái sinh thu 2700 VNĐ. Tức là công ty chứng khoán chỉ thu 1000 VNĐ nhưng Sở thu 2700 VNĐ, đắt gần gấp 3.
4.3. Phí trả Trung tâm lưu ký VSD
– Tiếp nữa là VSD, Trung tâm lưu ký thu 2550 VNĐ cho 1 hợp đồng.
Anh em bỏ ra 25 triệu mua/bán chưa kịp thu lại gì thì đã mất cho Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký một ít rồi. Như Cú đánh giá thì phí này đang khá là cao so. Đặc biệt là phí quản lý tài sản ký quỹ, tối đa không quá 1.6 triệu/tài khoản/tháng. Nhưng ở mức rất cao. Tính ra một năm mất khoảng 20 triệu.
4.4. Phí nộp ký quỹ
– Phí thứ 4 là phí nộp rút ký quỹ, thu hộ ngân hàng thanh toán. Phí này còn cao hơn, cắn của anh em 5.500 VNĐ cho 1 hợp đồng chứng khoán phái sinh. Bình thường chúng ta chuyển tiền liên ngân hàng không mất tiền. Nhưng bây giờ nộp/rút tiền từ tài khoản chứng khoán lại mất phí 5.500 VNĐ.
4.5. Thuế thu nhập cá nhân
– Thêm nữa là thuế thu nhập cá nhân. Anh em lướt càng nhiều thì thuế thu nhập này càng nhiều. Cứ một lần bán ra là mất 0.1% mặc cho anh em đang lỗ hay lãi.
Cú có một anh bạn tài khoản 250 triệu, lướt lãi gần 400. Nhưng mỗi tháng trả các loại phí giao dịch đến gần trăm triệu. Tức là tiền lãi 20 đồng thì phí cũng mất 8-10 đồng. Vậy nên Cú khuyến khích với phương pháp lướt nhiều như vậy thì anh em nên cố gắng tiết chế lại, thận trọng hơn.
Hạn chế thôi không thì tiền phí cũng cắn của anh em không ít trong tài khoản.
Cố gắng đánh chậm, đánh chắc, đánh khối lượng ít. Và từ từ thì sớm muộn anh em sẽ đạt được mục tiêu, kiếm được tiền. Còn không vội vàng, vào ra liên tục thì bao nhiêu cũng đổ hết vào chi phí giao dịch.
Phần này app TCBS cũng đưa hẳn ví dụ cụ thể cho anh em dễ hình dung. Còn nếu anh em chưa có tài khoản thì có thể mở nhé.
Hoàn toàn miễn phí và mọi thủ tục đều online nên rất thuận tiện.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
4.6. Kết luận
Nói chung anh em nhớ một điều là phí giao dịch chứng khoán phái sinh rất nhiều. Do đó chúng ta không nên quá tích cực giao dịch. Bởi vì như vậy không khác gì chúng ta đang nuôi cho công ty chứng khoán, cho Sở giao dịch, cho VSD, nộp thuế,…
Tức là chỉ một giao dịch hợp đồng của anh em đã nuôi đến 4-5 ông.
Phần 5: Bảo vệ tài khoản bằng Hedging
Tiếp theo Cú sẽ chuyển qua phần Hedging và Arbitrage. Đây cũng là một phần khá hay mà Cú muốn chia sẻ đến anh em khi giao dịch chứng khoán phái sinh.
Anh em xem thử ví dụ này. Ở đây chủ tài khoản đang lỗ khoảng 30%. Và đây là lỗ ngắn hạn. Bởi vị có thể họ rất tin tưởng vào những mã đã mua hoặc lý do nào đó họ mua. Hay cũng có thể đơn giản là vì kẹp hàng chứ không vì bất cứ nguyên nhân nào khác.
Nhưng bây giờ kẹp rồi và không muốn bán, hoặc thực sự chưa cần bán. Hàng tháng vẫn muốn bỏ tiền vào để mua tích lũy. Vậy thì có một lựa chọn nữa là họ có thể phòng thủ bằng phái sinh. Tức là biết thị trường đang xấu và muốn bán vài hợp đồng ra. Ở mức độ vừa phải để trung tính hóa rủi ro giảm giá này.
Tức là chúng ta đang Long cơ sở và thấy rằng phái sinh có cơ hội. Khi đó chúng ta có thể bán vài hợp đồng phái sinh ra. Khi đó app sẽ tính toán cho anh em biết với số lượng tài sản đó có thể bán ra bao nhiêu hợp đồng? Với giá như thế nào? Để có thể trung tính hóa rủi ro giảm giá.
Phần này là để khi tài sản cơ sở của anh em đang có xu hướng giảm. Còn phái sinh short thì có lời. Khi đó nếu anh em thực hiện thì nó sẽ có khoản lời, bù lại khoản lỗ bên cơ sở.
Tuy nhiên anh em cũng phải hết sức thận trọng trong việc xử lý phần này. Tại sao lại như vậy? Vì nếu chúng ta short nhưng không biết chốt lời, đến khi long nó giật ngược trở lại chúng ta dễ bị hoảng tâm lý. Xem như toang, phái sinh lỗ giật ngược lên còn cơ sở lỗ giật ngược xuống. Vậy là chân bên trái cũng đau, chân bên phải cũng đau, chỉ có đi hai hàng luôn, đúng không?
Vậy nên mặc dù đây là những công cụ hay mà anh em có thể khai thác khi giao dịch chứng khoán phái sinh. Nhưng nếu không biết hoặc chưa quen dùng thì nên tìm hiểu kỹ trước. Hoặc hạn chế dùng, thực hành, trải nghiệm từ từ trước để tránh sai lầm không đáng có.
Phần 6: Thống kê hiệu quả đầu tư chứng khoán phái sinh
Phần này chúng ta sẽ vào mục thống kê hiệu quả đầu tư chứng khoán phái sinh. Đây là mục mà Cú đánh giá khá cao. Vì sao?
Vì bản chất của Phái sinh là cuộc chơi đầu cơ ngắn hạn. Và phái sinh là trò chơi có tổng bằng 0, bên A được nghĩa là bên B mất. Trong đó, chúng ta phải master, tức là hoàn thiện được 3 kỹ năng vô cùng quan trọng trong phái sinh. Nói thì có vẻ đơn giản nhưng khi vào thực hành thì rất khó.
Vậy làm sao để có thể tính toán, đo lường được hiệu quả đầu tư chứng khoán phái sinh? Chúng ta cần phải có hệ thống để đo lường.
Như những app ngày trước Cú dùng, hầu hết phải sử dụng file excel, nhập lệnh xuất lệnh ra và đo lường. Nhưng TCBS thì có hẳn hệ thống giúp chúng ta đo lường ngay trong app một cách nhanh chóng. Anh em lưu ý 3 kỹ năng sau để giúp chúng ta đo lường được trong phần này nhé.
6.1. Tỷ lệ thắng thua
Tỷ lệ thắng thua ở đây chính là Win Rate.
Chẳng hạn như trong hình Cú ví dụ, một nhà đầu tư giao dịch lãi với tỷ lệ 57.6%. Đây là một tỷ lệ tốt. Giao dịch được 60-70% là ngon, có anh em chỉ dừng ở mức 50/50 thôi.
Nếu anh em nào bảo giao dịch chứng khoán phái sinh đánh 2 hợp đồng lỗ 1 thì tính làm gì. Không phải như vậy. Chúng ta phải hiểu rằng trong đầu tư, đặc biệt là đầu cơ thì việc đánh đúng hay sai không quan trọng. Mà quan trọng là anh em gồng lãi, gồng lỗ như thế nào.
Cú thấy có rất nhiều anh em tỷ lệ thắng chỉ khoảng 40% nhưng đánh lãi tài khoản kinh khủng khiếp. Bởi vì phương pháp đánh đó phù hợp với những thị trường Breakout. Khi thắng là thắng đậm nhưng lỗ cái là té luôn, không còn gì cũng có thể.
Tức là họ có thể lỗ 5-7 hợp đồng nhưng lỗ 1 vài lệnh thôi cũng đủ ngon. Vì mỗi lệnh lỗ họ lỗ rất ít nhưng lệnh lời lại lãi rất nhiều. Vì vậy hầu hết chỉ những anh em lão làng, thành công mới hiểu được rõ bản chất này.
Vậy nên chẳng hạn nếu anh em xem và muốn cải thiện tỷ lệ lãi, lỗ thì cần phải review lại. Xem phương pháp đang sử dụng đã thực sự phù hợp hay chưa. Hoặc làm như thế nào tăng tỷ lệ lãi lên. Thậm chí kiểm tra thời điểm vào lệnh của chúng ta như thế nào? Check nhật ký giao dịch để xem tại sao chúng ta mua? Tại sao chúng ta bán,…? Chúng ta đã mua/bán dựa theo phân tích, căn cứ, cơ sở,… hay theo FOMO, theo phím,…?
Chỉ có review lại như vậy chúng ta mới biết đâu là điểm vào, điểm ra phù hợp. Đây cũng là kỹ năng đặc biệt quan trọng mà Cú muốn lưu ý anh em.
6.2. Tỷ lệ cắt lỗ và chốt lời
Kỹ năng thứ 2 cũng mang tính quyết định là tỷ lệ chốt lời và cắt lỗ trong chứng khoán phái sinh. Đó là tỷ lệ bao nhiêu thì chúng ta có thể chốt lời. Hay lỗ bao nhiêu % thì phải cắt lỗ.
Nếu như anh em cắt lỗ, chốt lời tuân thủ tốt nguyên tắc. Chẳng hạn như ví dụ Cú minh họa dưới đây.
Ở đây, trong trường hợp lãi, Long thì lãi có 4 điểm thôi. Nhưng Short thì lãi đến 22 điểm. Đây là một chỉ số tốt cho thấy ông này đang short khỏe. Nhưng khi lỗ, ông lỗ bao nhiêu điểm cho 1 hợp đồng. Đây là một điểm rất quan trọng trong chứng khoán phái sinh.
Ít nhất anh em phải đảm bảo lệ Risk/Reward (rủi ro/lợi nhuận), tức tỷ lệ lãi phải cao hơn lỗ. Ít nhất là gấp đôi. Chẳng hạn như cắt lỗ là 5 hợp đồng thì mục tiêu đặt ra phải lãi 10-15 hợp đồng.
Chứ không phải như nhiều anh em bảo Cú là em vào lệnh, cứ lãi 5 điểm là cắt. Còn đến lúc lỗ một phát 40-50 điểm lại không kịp cắt. Đấy chính là giao dịch ngược. Rất nhiều bạn khác còn chia sẻ là có kinh nghiệm trên thị trường, là môi giới của những công ty lớn,… Hô hào, ủng hộ những phương pháp đấy thì Cú đánh giá đó không khác gì phương pháp “tự diệt”.
Bởi vì chúng ta nhặt xu lẻ, ăn rất mỏng nhưng lại lỗ rất nhiều. Thậm chí lỗ đến hàng trăm điểm.
Cũng giống như ví dụ minh họa Cú để phía trên. Họ long lãi 4 điểm nhưng lỗ để 11 điểm. Short ăn để 22 điểm còn lỗ để 12 điểm. Tức là tỷ lệ Risk/Reward của ông này cũng tầm 5-10. Nếu ăn thì được 2 còn lỗ thì mất 1. Cũng là một tỷ lệ tốt nhưng chưa hẳn tối ưu. Bản thân Cú nghĩ còn có thể tốt hơn nữa nếu cải thiện từ từ.
6.3. Kỹ năng quản lý vốn
Quản lý vốn là gì?
– Là chúng ta phải biết thời điểm nào tăng khối lượng. Thời điểm nào cần giảm khối lượng.
– Khi chúng ta không chắc chắn về thị trường thị nên vào số lượng nhiều hay ít.
– Còn khi nào thì chúng ta chắc chắn? Càng nhiều thông số, càng nhiều yếu tố và phương pháp của chúng ta càng hiệu quả thì càng chắc chắn.
Và điều này Cú cũng chỉ chi tiết cho anh em trong Khoán học chứng khoán phái sinh từ A-Z của mình. Anh em có thể bấm theo đường link để nhận tư vấn miễn phí về lộ trình học.
Nếu anh em đăng ký khóa học này, Cú nghĩ có thể tiết kiệm được khoảng hơn 1 năm so với việc tự nghiên cứu. Bởi vì khóa học này sẽ cung cấp cho anh em phương pháp. Còn về % đầu tư thành công hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa.
Phương pháp là một việc nhưng còn về kỹ năng, chính là con người của anh em, sự rèn luyện, tích lũy của anh em. Còn việc học thêm khóa học, theo sự hướng dẫn của các chuyên gia,… thì cũng chỉ tác động một phần. Và giúp anh em rút ngắn thời gian tự nghiên cứu cũng như một số sai lầm không đáng có.
Kết luận
Vậy là Cú vừa chia sẻ tới anh em app chứng khoán phái sinh nào tốt. Cùng với đó là những kinh nghiệm, kỹ năng mà Cú tích lũy được trong những năm đầu tư của mình.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em nào là nhà đầu tư mới, nhà đầu tư F0 hay bất kỳ anh em nào,… Chúng ta có thể ý thức được tốt hơn việc lựa chọn app chứng khoán phái sinh phù hợp, tiện ích. Làm sao để đầu tư càng hiệu quả cao, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969